U HẮC TỐ ÁC TÍNH
1. ĐẠI CƯƠNG
U hắc tố ác tính là loại UNG THƯ phổ biến đứng hàng thứ 7 trong các loại UNG THƯ ở Mỹ. Tỷ lệ mắc u hắc tố ác tính có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ chết do bệnh này giảm đi nhờ giáo dục phòng bệnh, sàng lọc phát hiện bệnh sớm và các tiến bộ trong điều trị. Trên thế giới các nước có tỷ lệ mắc u hắc tố ác tính cao nhất là úc, Israel, quần đảo Hawaii và Arizona. Ở Việt Nam, theo ghi nhận UNG THƯ của Hà Nội u hắc tố ác tính có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 0,4/100.000. Mỗi năm tại Bệnh viện K nhận điều trị khoảng 15-20 trường hợp u hắc tố ác tính. Ước tính có khoảng 9% u hắc tố ác tính mang tính chất gia đình, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên ở những người tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Bệnh mắc ở nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam /nữ = 1,2/1
Thmhaor danh mục thuốc điều trị ung thư
Thuốc Sorafenat điều trị ung thư gan
Thuốc Osicent điều trị ung thư phổi
2. CHẨN ĐOÁN TNM VÀ GIAI ĐOẠN
2.1. TNM (theo AJCC và UICC2010)
T: u nguyên phát
pTx: không xác định được u nguyên phát
pTo: không có dấu hiệu của u nguyên phát
pT1: bề dày 1,0mm
pT2: bề dầy u 1,01mm – 2mm
pT3: bể dầy u 2,01mm – 4,0mm
pT4: bề dầy u lớn hơn 4mm
a: có loét kèm theo,
b: không có loét
N: hạch vùng
Nx: không xác định được hạch vùng
No: không có di căn hạch vùng
N1: di căn 1 hạch vùng
N1a: di căn 1 hạch vùng vi thể
N1b: di căn 1 hạch vùng đại thể
N2: di căn 2 – 3 hạch vùng
N2a: di căn hạch vùng vi thể
N2b: di căn hạch vùng đại thể
N2c: di căn nhân vệ tinh
N3: di căn 4 hạch vùng, hoặc nhân di căn vệ tinh kèm theo có di căn hạch
M: di căn xa
Mx: không các định được di căn xa
Mo: không có di căn xa
M1: có biểu hiện di căn xa
M1a: di căn da hoặc tổ chức dưới da hoặc hạch ngoài vùng
M1b: di căn phổi, LDH huyết thanh trong giới hạn bình thường
M1c: di căn nội tạng, LDH huyết thanh tăng cao
2.2. Giai đoạn
Giai đoạn T N M Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm (%)
O pTis No Mo
I pT1 No Mo 95
pT2 No Mo
II pT3 No Mo 80
III pT4 No Mo 40
Bất kỳ T N1 Mo
N2 Mo
IV bất kỳ pT bất kỳ N M1 <10
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Phẫu thuật
Mục đích chính của phẫu thuật là vừa chẩn đoán giải phẫu bệnh, chính xác giai đoạn bệnh giúp tiên lượng bệnh và kết hợp thẩm mỹ. Vấn đề cần thiết sao cho cắt đủ rộng nhất ở mức có thể kết hợp nạo vét hạch vùng.
3.2. Điều trị bổ trợ
U hắc tố ác tính là loại UNG THƯ rất khó tiên lượng, thậm chí tổn thương nguyên phát rất nhỏ cũng có thể tiến triển di căn hạch hoặc di căn xa ngay sau khi được phẫu thuật cắt bỏ. Tính chung u hắc tố ác tính có tỷ lệ tái phát sau điều trị phẫu thuật trong khoảng 25-75%. Giai đoạn I-IIa thì phẫu thuật có thể chữa khỏi 70-90%. Tuy nhiên, khi IIb-III thì 30-80% nguy cơ tái phát. Bệnh thường nhanh dẫn đến tử vong sau khi xuất hiện tái phát. Trong nhiều năm qua người ta đã nghiên cứu nhiều phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật bao gồm: đơn hóa trị liệu, đa hóa trị liệu, điều trị miễn dịch bằng BCG (Bacillus calmette-Guérin), corynebacterium parvum, điều trị bằng vắc xin, phối hợp điều trị bằng hóa trị và miễn dịch và hóa trị liệu liều cao kết hợp với truyền tủy tự thân. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả của điều trị bổ trợ so với nhóm chứng.
Năm 1995, một số kết quả từ các nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh nhóm chứng và nhóm được điều trị bằng interferon được công bố. Ở tất cả các thử nghiệm lâm sàng này đều cho thấy interferon cải thiện được thời gian sống không tái phát và sống thêm toàn bộ cho bệnh nhân. Kết quả có ý nghĩa nhất được thấy ỏ nghiên cứu của nhóm ECOG (Eastern Cooperative Oncology Group). Trong nghiên cứu này, người ta dùng liều cao interferon trong thời gian 1 năm cho các bệnh nhân di căn hạch vùng hoặc có bề dầy của u >4mm. Qua thời gian theo dõi sau 5 năm, tỷ lệ sống toàn bộ tăng được 15% ở nhóm dùng thuốc so với nhóm chứng.
3.3. Điều trị u hắc tố ác tính lan tràn
– U hắc tố ác tính di căn là vấn đề rất khó khăn trong xử lí lâm sàng do hầu hết các trường hợp kháng với điều trị bằng hóa trị. Khi đã lan tràn thì liệu pháp toàn thân được lựa chọn ban đầu. Khi di căn não phẫu thuật bằng biện pháp cắt bỏ, xạ trị toàn bộ não, kết hợp hoặc không với xa phẫu tập trung khối u. Mặc dù u hắc tố ác tính là loại UNG THƯ đáp ứng với điều trị bằng miễn dịch, nhưng chỉ có hiệu quả ở 10% bệnh nhân
– Điều trị bằng hóa trị: Đơn hoá chất có hiệu quả gồm dacarbazine (DTIC), temozolomid, một số thuốc tác dụng hạn chế đã được nghiên cứu như cisplatin, carboplatin. Ngoài ra các thuốc hóa chất được biết có tác dụng trong u hắc tố ác tính bao gồm cisplatin, các alkaloid, nitrosureas carmustin (BCNU), lomustin (CCNU), paclitaxel, Docetaxel. Tỷ lệ đáp ứng với điều trị của các thuốc này dao động trong khoảng 10-20%. Khi phối hợp các thuốc nâng được tỷ lệ đáp ứng lên 20-40% (ở nghiên cứu pha D) nhưng không cải thiện được thời gian sống so với dừng đơn chất. Hai phác đồ phối hợp được dùng phổ biến nhất là phác đồ VCD (Cisplatin, Vinblastin, dacarbazin) và phác đồ Dartmonth (Cisplatin, carmustin, dacarbazin và tamoxifen). Cho đến nay không có phác đồ hoá chất chuẩn nào điều trị bổ trợ với trường hợp nguy cơ cao hay trường hợp phẫu thuật nạo vét hạch đầy đủ. Hiện tại một số tác giả đang nghiên cứu hiệu quả của phác đồ phối hợp fotemustin, temozolamid và tirapazamin.
- Điều trị bằng phối hợp các tác nhân hóa chất và sinh học: Trong những năm 80, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phối hợp interferon và IL-2 với một số tác nhân hóa chất chọn lọc nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị u hắc tố ác tính. Nhưng cho tới nay kết quả cho thấy sự phối hợp này không cải thiện được tỷ lệ đáp ứng cũng như thời gian sống và ngược lại chỉ làm tăng độc tính trên bệnh nhân. Phối hợp Dacarbazin với interferon α hoặc IL-2 không hơn gì so với dùng dacarbazin đơn thuần. Gần đây người ta nghiên cứu phối hợp hóa trị có cisplatin với IL- 2 và interferon α kết quả cho thấy tỷ lệ đáp ứng toàn bộ lên tới 70% và tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 10-20% và hầu hết đáp ứng kéo dài được lâu bền. Tuy nhiên độc tính của phác đồ này tương đối cao và người ta cần phải tiến hành thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng trước khi đưa phác đồ này vào điều trị chính thức. Các tác nhân điều trị đích như Imatinib, Sorafenib, Axitinib được thử nghiệm nhưng kết quả khá khiêm tốn.
- Một số phác đồ điều trị với u hắc tố ác tính
- Phác đồ điều trị bổ trợ bằng IFNα liều cao:
Interferon α2b 20×106 U/m2, TM 5 lần/tuần x 4 tuần sau đó 10×106 U/m2, tiêm dưới da 3 lần/tuần x 48 tuần.
- Phác đồ CVD:
Cisplatin 20mg/m2/ngày, TM, ngày 1-4
Vinblastin l,6mg/m2/ngày, TM, ngày 1-4
Dacarbazin 800mg/m2/ngày, TM, ngày 1
Chu kỳ mỗi đợt 21-28 ngày.
- Phác đồ DartmoUng thưh:
Cisplatin 25mg/m2/ngày, TM, ngày 1-3
Carmustin (BCNU) 150mg/m2, TM, ngày 1
Dacarbazin 220mg/m2/ngày, TM, ngày 1-3
Tamoxifen 20-40mg, uống, bắt đầu vào ngày 4
Chu kỳ mỗi đợt 3 tuần
- Phác đồ DTIC:
Dacarbazin (DTIC) 250mg/m2, TM, ngày 1-5
Chu kỳ mỗi đợt 3 tuần
– Phác đồ IFN / IL-2:
Interferon 6 x 106 U/m2 tiêm dưới da, ngày 1, 4
IL-2 7,8×106 U/m2, TM, ngày 1-4
Chu kỳ mỗi đợt 14 ngày
- Phác dồ VBP:
Vinblastin 6mg/m2, TM, ngày 1, 2
Bleomycin 15U/m2, TM, ngày 1-5
Cisplatin 50mg/m2, TM, ngày 5
Chu kỳ mỗi đợt 28 ngày.
- Phác đồ Temozolomid:
Temozolomid 150-200mg/m2, uống, ngày 1-5
Chu kỳ mỗi đợt 28 ngày, uống tối đa 1 năm.
– Phác đồ Temozolomid + Interferon alpha:
Temozolomid 150-200mg/m2, uống, ngày 1-5
Interferon alpha 5xl06 U/m2, tiêm dưới da, 3 lần /tuần
Chu kỳ mỗi đợt 28 ngày GeT:
- GeT
Gemcitabin 1000mg/m2/, TM, ngày 1, 8
Treosulfan 3500mg/m2/, TM, ngày 1, 8
Chu kỳ mỗi đợt 28 ngày
Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h
Tài liệu tham khảo
-
-
- Anaya DA et al. Adjuvant high dose interferon for cUng thưaneous melanoma is most beneficial for patients with early stage III disease. Cancer 112 (2008)
-
2. Gogas HJ et al. Chemotherapy for metastatic melanoma: time for a change? Cancer 109 (2007)
3. Dummer R et al. ESMO Guideline Working Group. CUng thưaneous maglinant melanoma. ESMO Clinical Recommendation for diagnosis, treatment and follow up. Ann Oncol. 20 (suppl 4) 2009
Tham khảo thêm
Bột gạo làm bánh gì? Những món bánh đơn giản chị em tự làm tại nhà
Mách nhỏ cách làm kem Ý không cần máy.