Đồ án quy hoạch đô thị, thực trạng quy hoạch đô thị hay luật quy hoạch đô thị luôn là một trong những yếu tố cực quan trọng khi đang sở hữu hay muốn đầu tư một ngôi nhà. Khi bạn sở hữu hay có ý định đầu tư bất động sản bạn cần nắm được quy hoạch đô thị mới nhất để nắm được xu hướng phát triển của địa phương, từ đây các quyết định đầu tư hay bán ra sẽ hợp lý và có cơ sở hơn.
Khái niệm quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở để tạo môi trường sống thích hợp cho người dân trong đô thị, được thể hiện qua các đồ án quy hoạch đô thị.
Vai trò của quy hoạch đô thị trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của quy hoạch xây dựng đô thị đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước hiện nay là rất quan trọng. Văn kiện đại hội IX đã nên rõ: “Phát huy vai trò của trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, trên toàn vùng và địa phương, đi nhanh trong quá trình CNH-HĐH phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức. Tạo vành đai nông nghiệp hiện đại ở các thành phố lớn. Quy hoạch mạng lưới đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ phân bổ hợp lý giữa các vùng, chú trọng đô thị ở miền núi. Hiện đại hoá các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.
Trong quá trình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường chức năng nhiệm vụ quy hoạch đô thị cần được mở rộng:
- Quy hoạch đô thị xác định những chỉ số về không gian kiến trúc làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tạo xây dựng đô thị mới.
- Quy hoạch đô thị là công cụ không chỉ để thực hiện mà còn hướng dẫn đầu tư phát triển đô thị trên cơ sở phản ánh đúng chính xác kinh tế xã hội và xu hướng phát triển thực tế.
- Quy hoạch đô thị có tác dụng kích thích hệ thống cơ chế bảo đảm cung cấp đầy đủ, bền vững và quản lý tốt cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, trên cơ sở thương mại hoá các dịch vụ này.
- Quy hoạch đô thị giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, điều chỉnh, mua bán và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị.
Như vậy quy hoạch đô thị có nhiều chức năng mà chức năng tạo lập không gian kiến trúc chỉ là một chức năng mang tính vật thể. Còn những chức năng khác mang tính kinh tế – xã hội rộng lớn. Chính những chức năng phi vật thể này mới là linh hồn quyết định chiều hướng phát triển đô thị mà kiến trúc là hình thái biểu hiện bên ngoài.
Cơ sở chi phối cách làm quy hoạch đô thị trong nền kinh tế thị trường
Những cơ sở chi phối cách làm quy hoạch đô thị trong nền kinh tế thị trường khác hẳn với nền tảng của phương pháp làm quy hoạch theo kiểu cũ (của Liên Xô) trước đây:
- Vốn đầu tư cho phát triển đô thị không chỉ của nhà nước mà còn của nhiều thành phần kinh tế khác, đặc biệt là của tư nhân. Với đường lối mở cửa và hội nhập quốc tế thì vốn của tư nhân nước ngoài sẽ chiếm tỉ trọng rất lớn vốn của tư nhân trong nước cũng ngày càng tăng.
- Luật đất đai cho phép tư nhân được mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà nước không còn là chủ đất duy nhất trong đô thị như trước đây.
- Việc cung cấp cơ sở hạ tầng các dịch vụ tổ chức thực hiện thi công xây dựng đô thị cũng không phải chỉ do những doanh nghiệp nhà nước đảm nhận mà khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng và năng động hơn.
Cách làm quy hoạch đô thị trong nền kinh tế thị trường khác hẳn với nền tảng của phương pháp làm quy hoạch theo kiểu cũ trước đây.
Thực trạng công tác lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam và một số tồn tại
Cùng với sự phát triển nhanh về các mặt kinh tế – xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô dân số đô thị, năm 1990 cả nước có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 19,51%), đến năm 1999 là 604 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 23,61%), năm 2009 là 731 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 29,6%). Tới thời điểm 2015, cả nước có hơn 800 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 35,3%), trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 16 đô thị loại I, 24 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 73 đô thị loại IV và 631 đô thị loại V (số liệu 12/2015). Đóng góp cho sự phát triển chung có vai trò lớn của công tác Quy hoạch đô thị.
Thực trạng công tác lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam.
Năm 2020 cả nước hiện có 833 đô thị, trong đó bao gồm hai đô thị đặc biệt, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam năm 2019 là 38,4% và dự kiến sẽ vượt mốc 40% vào năm 2020. Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 – 15%, cao hơn từ 2 – 2,5 lần so với mặt bằng chung của cả nước.
Thực trạng công tác lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam.
Quy hoạch đô thị đã thực sự góp phần tạo ra 70% nguồn lực trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kể cả khu vực nông thôn từng bước theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhìn chung, diện mạo kiến trúc đô thị và nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, có bản sắc…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Quy hoạch đô thị vẫn cần tiếp tục rà soát những tồn tại để có các giải pháp đổi mới khắc phục có hiệu quả.
Bài viết trên đây giúp chúng ta biết được quy hoạch đô thị là gì, vai trò cũng như thực trạng quy hoạch đô thị ở Việt Nam. YouHomes hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy hoạch đô thị để có những quyết định sáng suốt khi đầu tư bất động sản vào khu quy hoạch, nên đầu tư hay bán ra sẽ được lợi hơn.
>>>>>>>>>> luật quy hoạch đô thị
>>>>>>>>>> mẫu hợp đồng thuê nhà
Xem thêm: Mua nhà chung cư tại Hà Nội: Có nên mua qua trung gian?