Một trong những vị trí chống thấm luôn được ưu tiên hàng đầu trong hầu hết các công trình xây dựng hiện nay đó chính là chống thấm nhà vệ sinh. Tuy vị trí này là công trình phụ và có diện tích có thể nói là nhỏ nhất trong công trình. Nhưng nó lại có nhiều vị trí cần chống thấm nhất. Vì thế một trong những vị trí mà gia chủ cần lưu tâm đến là chống thấm sàn âm nhà vệ sinh để không phải lo ngại về những vấn đề chống thấm ở vị này trong thời gian sau. Có thể nói đây là một hạng được đánh giá là khó. Nhưng việc này sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn có thể nắm bắt được những “điểm yếu” của nó. Hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết “điểm yếu” của nó là gì nhé!
1. Một số điều bạn cần biết về sàn âm?
Sàn âm là mẫu kết cấu sàn được đấu dầm thép khi thi công và khi tiến hành xây dựng sàn âm bạn không cần phải đóng trần thạch cao. Vì thế nên thiết kế sàn âm được rất nhiều nhà thầu lựa chọn. Sàn âm thường được sử dụng cho các công trình như nhà vệ sinh, ban công hay sân thượng,.. có tác dụng để ngăn chặn nước thấm từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài.
Ưu điểm của sàn âm:
Thiết kế sàn âm không để lộ dầm trần phía dưới nhà vệ sinh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình vừa giúp tiết kiệm chi phí cho gia chủ.
Nhược điểm của sàn âm:
Nếu nhà vệ sinh có hiện tượng thấm dột thì khó để chống thấm.
Thiết kế sàn âm còn làm tăng tải trọng làm dầm cột móng phải chịu nhiều áp lực hơn.
Ngoài ra, nó còn tốn chi phí nhiều hơn cho việc nâng cốt sàn.
Nếu đường ống bị hư hại thì rất khó sửa chữa.
Vậy sàn âm nhà vệ sinh được thiết kế như thế nào?
Sàn âm nhà vệ sinh là kiểu nền nhà được thiết kế chìm xuống thấp hơn nền của các vị trí khác trong nhà.
Khi tiến hành giai đoạn xây thô của căn nhà, chúng ta sẽ thi công sàn âm nhà vệ sinh luôn. Và khi thi công, phần cốt nền của các phòng khu vực khác trong căn nhà sẽ được đặt cao bằng cốt đỉnh của dầm, cốt nên được bằng cốt đáy dầm. Sau đó hệ thống điện nước sẽ được lắp đặt và cuối cùng chúng ta sẽ bổ sung chiều cao của sàn.
>> Bài viết nổi bật:
2. Phương pháp chống thấm sàn âm nhà vệ sinh.
Quy trình chống thấm sàn âm nhà vệ sinh đơn giản và đúng cách:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn
Bước vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc chống thấm. Bất kể là khu vực nào thì các bạn hãy nhớ vệ sinh bề mặt thật cẩn thận và sạch sẽ. Các bạn cần loại bỏ bụi bẩn, tạp chất hay các vết dầu mỡ bám dính…bằng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như máy thổi bụi, chổi sắt hay máy mài để tạo độ nhám và tạo độ bám dính cho chất chống thấm.
Nếu bề mặt xuất hiện các hốc rỗng, lỗ hỏng,… thì bạn cần đục hoặc mở rộng đến phần bê tông đặc chắc. Còn đối với các vết nứt thì bạn xử lý bằng cách bơm keo Epoxy 2 thành phần hoặc vữa phụ gia chống thấm.
Trước khi tiến hành chống thấm sàn âm nhà vệ sinh thì bạn cần tạo độ ẩm cho bề mặt sàn.
Đối với các vị trí khó xử lý như cổ ống xuyên sàn thì đầu tiên bạn hãy vệ sinh sạch sẽ khu vực đó, tiếp theo bạn hãy đổ vữa không co ngót Sika Grout 214-11 cho toàn bộ phận hộp kỹ thuật.
Bước 2: Sau khi làm xong các bước trên thì bạn quét toàn bộ chân tường và bề mặt sàn nhà vệ sinh bằng màng đàn hồi xi măng Polymer 2 thành phần Masterseal 540.
Bước 3: Gia cố các góc cạnh chân tường bằng lưới thủy tinh.
Tiếp theo, bạn hãy dán lưới thủy tinh chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Bước 4: Trộn vữa xi măng 2 thành phần.
Đầu tiên bạn cho phần lỏng Master Seal 540 A vào một thùng sạch rồi sử dụng trộn để trộn dung dịch rồi đổ từ từ bột Master Seal 540 B vào thùng. Cứ tiếp tục trộn đều hỗn hợp khoảng 3 phút để thu được hỗn hợp chống thấm đồng nhất.
Bước 5: Thi công 2 – 3 lớp màng xi măng
Lưu ý:
Bạn hãy quét lớp màng xi măng lên chân tường 30 – 50 cm.
Khi tiến hành quét lớp màng sau thì bạn nên quét xen kẽ vuông góc với lớp màng trước và mỗi lớp màng thi công cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
Bước 6: Kiểm tra
Sau 2 ngày để khô lớp chống thấm khô hoàn toàn thì bạn có thể ngâm thử nghiệm với nước trong 24h để kiểm tra hiệu quả chống thấm của nó.
Trên đây là những kiến thức về chống thấm sàn âm nhà vệ sinh. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn chống thấm thành công nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Dùng sơn chống thấm bể nước cho bể nước gia đình