Đấu thầu trong xây dựng chiếm được sự quan tâm của nhiều nhà thầu. Vậy chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các khái niệm cơ bản trong thầu về mảng xây dựng cũng như các vấn đề liên quan khi đấu thầu xây dựng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm đấu thầu trong xây dựng
Đấu thầu là thuật ngữ để chỉ việc lựa chọn nhà thầu thích hợp đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu bằng cách xem xét năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu dự tuyển.
Trong đó, bên mời thầu là chủ dự án hoặc là người đại diện hợp pháp của chủ dự án, họ là những người tổ chức thầu và chọn ra nhà thầu đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực, trình độ chuyên môn để tham gia đấu thầu.
Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn một nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình mà bên mời thầu đưa ra.
Thực chất, đây là quá trình cạnh tranh của các nhà thầu để có được dự án dựa vào năng lực của mình. Bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có sức thuyết phục, kinh nghiệm dày dặn và có những ý tưởng khả thi.
>> Xem thêm: Mách cho bạn – Cách đóng dấu chuẩn nhất trên các văn bản
2. Điều kiện mời thầu và đấu thầu trong xây dựng của các doanh nghiệp
Điều kiện mời thầu: để có thể tổ chức đấu thầu thì bên mời thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Trước khi mở thầu cho một dự án nào đó thì bên mời thầu phải có văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền ký.
- Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
- Hồ sơ mời thầu phải được phê duyệt từ cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.
Với các trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công tác chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án thì cần có văn bản chấp thuận được cá nhân hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đặc biệt là bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu do mình tổ chức.
Điều kiện dự thầu: với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia dự thầu thì phải đáp ứng được các yếu tố sau:
- Nhà thầu bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, với nhà thầu mua sắm các thiết bị phức tạp thì còn cần có thêm giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà xuất bản.
- Bên dự thầu phải có đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật và năng lực chuyên môn để đáp ứng từng yêu cầu của bên mời thầu.
- Nhà thầu phải có hồ sơ dự thầu hợp lệ và với trường hợp Tổng công ty đứng lên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu đơn phương trong gói thầu đó.
Ngoài ra, còn có các yêu cầu đối với đấu thầu trong xây dựng như sau:
- Đấu thầu trong xây dựng hay bất kỳ các lĩnh vực khác đều phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và văn minh.
- Khi đã xác định được nguồn vốn để triển khai dự án thì mới được phép đấu thầu.
- Nhà thầu hoặc bên mời thầu không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để đảm bảo tiến độ, hiệu quả quản lý dự án xây dựng công trình.
- Bên trúng thầu phải là bên có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý nhất và đáp ứng được các nhu cầu của bên mời thầu.
- Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước.
- Không được phép mua bán, dàn xếp thắng thầu dưới bất kỳ hình thức nào để làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ thầu dưới giá thành xây dựng công trình.
Với các chia sẻ về đấu thầu trong xây dựng như trên hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về lĩnh vực này. Để lựa chọn công ty tư vấn đấu thầu xây dựng hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được tư vấn.
>> Xem thêm: Tư vấn thiết kế phòng khách hiện đại đơn giản mà vẫn đẹp