Cây Vạn Tuế có sức sống mãnh liệt, chịu nóng, chịu hạn tốt, do đó kỹ thuật trồng cây Vạn tuế trang trí tiểu cảnh sân vườn tương đối đơn giản được nhiều người áp dụng trồng khắp nơi từ vườn nhà cho tới công viên, cây công trình, đình, chùa..Bên cạnh đó ta cần chú ý tới cách chăm sóc cho cây.
Vạn tuế không yêu cầu chăm sóc đặc biệt do có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh. Tuy vậy song cũng không nên để cây bị hạn hoặc quá ẩm ở đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây.
Hình: Cây vạn tuế cỡ lớn
Cần chú ý khi cây ra lá non cần giữ gìn không làm gãy, gập hoặc rơi rớt nước phân lên các lá non này nhất là những cây con thân cây vẫn còn thấp. Cứ khoảng 2-3 tháng nên tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/20 để giữ bộ lá xanh đậm và tăng khả năng ra lá cho cây.
Cây vạn tuế là cây ưa sáng nhưng không ưa phơi nắng, nhất là lá non, trong thời kỳ ra lá non cần phải để trong râm. Nếu râm vừa phải, cây sẽ xanh. Thời gian để trong nhà không nên quá nửa tháng, nên thay đổi để ngoài sáng một tháng rồi lại mang vào nhà. Lá non cây vạn tuế có tính xu quang, muốn làm cho lá mượt thì trong kỳ sinh trưởng cứ 3 – 5 ngày lại xoay chậu 180°, cho đến khi lá định hình, màu lá chuyển từ xanh nhạt sang xanh thẫm mới thôi.
Hình: Cây vạn tuế nhỏ
Cây vạn tuế có tính chống chịu rét. Ở miền Nam có thể để ngoài trời nhưng cần chú ý đến độ ẩm. Lượng bốc hơi sinh lý của vạn tuế nhỏ, những ngày trở mưa phùn hoặc mưa dầm, đất nén chặt làm cho rễ vạn tuế thối, gây chết cây. Đất chậu chỉ cần hơi ẩm là được, không nên tưới nhiều, càng không nên để úng nước. Là một loại cây xanh trồng đô thị – Vạn tuế có khả năng chống chịu hạn nhưng để khô lâu cũng gây héo rễ, không có lợi cho cây sinh trưởng. Trong mùa sinh trưởng nên đảm bảo cung cấp nước. Vào buổi sáng và buổi tối nên phun một ít nước lên lá và ngọn, đặc biệt phải bảo vệ lá non không được để héo.
Hình: Cây vạn tuế
Do cây vạn tuế mọc chậm, nên nhu cầu phân bón là không lớn, chỉ cần bón đủ phân lót.. Tỷ lệ N:P: K là 1:1:2, đồng thời mỗi năm bón một lần FeSO4 0,5%. Đến mùa xuân có thể cắt bớt lá già để cây tăng sinh trưởng chiều cao. Muốn cây tiếp tục sinh trưởng, sau khi hoa nở mấy ngày liền cắt bỏ để cho cây mọc chồi đỉnh; nếu muốn có quả hạt thì tiến hành thụ phấn nhân tạo. Lá cây vạn tuế thường mọc chồng lên nhau, không khí không lưu thông hoặc nóng nực oi bức rất dễ bị rệp sáp và bệnh bồ hóng, phải kịp thời phun thuốc Rogor hoặc Monocrotophos hoặc Dichlorophos 0,1% để phòng bệnh .
Xem thêm: