Hiện nay, hầu hết các gia đình đã chuyển sang sử dụng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật. Bởi vì cho rằng đó là sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch. Vậy sự thật ăn dầu thực vật nhiều có tốt không? Hãy lắng nghe ý kiến từ chuyên gia.
Tại sao dầu thực vật được tin dùng?
Dầu thực vật được chiết xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như: đậu nành, đậu phộng, vừng, oliu, óc chó, hạt cải, hạt hướng dương, gạo lứt… Tuy có giá trị năng lượng tương đương với mỡ, nhưng dầu thực vật chứa ít cholesterol xấu. Lại có thành phần axit béo không bão hòa đơn và đa cao.
Chất béo không bão hòa đơn thể có khả năng chuyển hóa và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Chất béo không bão hòa đa cung cấp omega 3 và omega 6 giảm hàm lượng cholesterol cả xấu và tốt.
Trong khi đó, mỡ động vật lại chứa axit béo bão hòa – chất béo xấu. Khi sử dụng nhiều, nó có khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu. Có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, gan nhiễm mỡ…
Chính vì thế dầu thực vật được xem là sản phẩm lành mạnh, tốt cho những người mắc bệnh về tim mạch, cao huyết áp. Đồng thời cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin E, A, D…
Thế nhưng dầu thực vật vẫn có thể gây hại cho sức khỏe
Ông Trần Đáng (nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế) cho biết: dầu thực vật chỉ tốt trong trường hợp tỉ lệ omega 6/omega 3 là 4/1. Nếu như tỉ lệ omega 6 trong dầu ăn quá cao, nó sẽ gây phản tác dụng.
Hàm lượng omega 6 nhiều có thể làm giảm cholesterol tốt (HDL), gây ra tình trạng stress oxy hóa, suy chức năng tế bào nội mô gây ra những tổn thương về tim mạch và mạch máu…
Một trong những nhược điểm lớn nhất của dầu thực vật là không thể đun nấu ở nhiệt độ quá cao. Nó chỉ có một mức đun sôi nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng đó, dầu ăn sẽ giải phóng lượng lớn các aldehyde gây hại cho sức khỏe.
Mỡ động vật không xấu như nhiều người nghĩ
Trong khi đó, mỡ động vật không phải vẫn xấu như nhiều người nghĩ. Thực tế, chất béo từ động vật có khả năng cung cấp vitamin A, D, E, K. Đồng thời một số thành phần trong chất béo no có khả cung cấp năng lượng cho tế bào (đặc biệt là tế bào thần kinh. Tăng hệ miễn dịch và tốt cho quá trình phát triển của não bộ.
Vì thế Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam – Bác sĩ Hoàng Sầm đưa ra lời cảnh báo: Việc không sử dụng mỡ động vật trong quá trình chế biến món ăn có thể gây mất cân đối về dinh dưỡng. “Bao myelin có chức năng cấu tạo nên các tế bào thần kinh và vỏ bọc của dây thần kinh. Nếu thiếu vỏ bọc, không chỉ bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà cả thị giác”. Điều này lý giải tại sao xưa kia người miền núi chỉ ăn mỡ lợn, không có dầu thực vật mà vẫn sống thọ, mắt sáng…
Bác sĩ nhấn mạnh: Thật sai lầm nếu chỉ sử dụng dầu thực vật như nhiều gia đình hiện đại thời nay vẫn quan niệm. Khoa học cũng chứng minh chất béo bão hòa trong mỡ lợn có khả năng chuyển hóa thành phức chất (chylomicron). Chất này có tác dụng dự trữ năng lượng cho cơ thể, chống rét vào mùa đông. Một tác dụng quan trọng nữa là “báo no”, giúp cơ thể nhận biết điểm dừng khi ăn, tránh gặp phải tình trạng bội thực.
Ăn nhiều dầu thực vật có tốt không?
Quay trở lại câu hỏi ăn dầu thực vật nhiều có tốt không? Ăn nhiều dầu thực vật không hẳn là tốt, nhất là những chai dầu ăn có hàm lượng omega 6 cao hơn omega 3.
Mặt khác, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, những chai dầu thực vật có màu vàng ươm trên thị trường đều ít nhiều đã được các nhà sản xuất cho phẩm màu để đảm bảo tính thẩm mỹ. Còn bản chất dầu khi tinh chế không có màu. Bản thân nhà sản xuất đã tẩy sạch màu, mùi, sau đó dùng phẩm màu để dầu ăn trông bắt mắt. Còn dầu ở trạng thái ép thô thì mang sắc tố của chính nó. Ví dụ, dầu đậu nành có màu hơi xám. Dầu đậu phộng có màu hơi hồng”.
Vì thế những chai dầu thực vật giá rẻ bán trên thị trường, đặc biệt là dầu pha trộn nhiều nguyên liệu chưa hẳn đã tốt. Để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên, chị em có thể tự mua máy ép dầu phộng gia đình để ép dầu thực vật nguyên chất tại nhà. Dầu ép nguyên chất có thể sử dụng và bảo quản trong thời gian dài.
Lời khuyên từ PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: cơ thể chúng ta cần cả axit béo no và axit béo không no. Chính vì thể, các gia đình nên cân đối sử dụng cả dầu thực vật và mỡ trong việc chế biến món ăn hàng ngày theo tỉ lệ 70% – 30%. Không nên dùng quá nhiều dầu thực vật.
Người già, người mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, ung thư, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, có tiền sử tai biến… thì không nên sử dụng mỡ động vật.
Ngược lại, những người bình thường, trẻ em không phải kiêng mỡ lợn thì vẫn kết hợp sử dụng bình thường trong bữa ăn hàng ngày theo tỉ lệ khuyến cáo,
Chuyên gia khuyên phụ nữ nên hạn chế ăn mỡ động vật để phòng ngừa bệnh ung thư vú.
Ăn dầu thực vật nhiều có tốt không? Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết. Hãy chia sẻ thêm cho bạn bè người thân những thông tin hữu ích này nhé.